du an 1

Ngày đăng: 26/07/2019 - 16:09
Địa bàn triển khai Huyện Hưng Hà
Mục tiêu chính Phát triển đường xá
Lĩnh vực triển khai Xây dựng
Tổng đâu tư của dự án 20 tỷ
Thời gian bắt đầu triển khai dự án 16/07/2019
Thời gian kết thúc triển khai dự án 17/10/2019
Loại dự án xây dựng
Nguồn kinh phí thực hiện dự án Thành phố
Loại hình tài trợ Thành phố
Tình trạng dự án Đang thi công
Giới thiệu dự án

Trong thời gian qua, trên mạng xã hội, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, lợi dụng dân chủ, xuyên tạc, kích động phản đối một số nội dung trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Đặc khu) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; kích động người dân tụ tập đông người, tuần hành biểu tình trái pháp luật. Ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ cung cấp một số thông cần biết về dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật An ninh mạng để cán bộ, đảng viên và nhân dân quận Tây Hồ được biết.

Thông tin dự án

1. Xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là cần thiết để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đã được Đảng và Quốc hội thông qua bao gồm: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII; Văn kiện Đại hội X của Đảng; Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; Văn kiện Đại hội XII của Đảng; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020) được phê duyệt tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội đã nêu nhiệm vụ và giải pháp là “lựa chọn một số khu có lợi thế đặc biệt để xây dựng đặc khu kinh tế với cơ chế đặc thù, hiệu lực, hiệu quả, có sức lan tỏa lớn đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động và cả nền kinh tế”.

2. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Đầu tư năm 2014 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và bổ sung quy định còn thiếu như: chưa có các quy định cụ thể về: điều kiện và nội dung thành lập, phương thức và nội dung quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cách thức quản lý các lĩnh vực chuyên ngành, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thẩm quyền, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác, cơ chế giám sát hoạt động, cơ chế tài chính và ngân sách hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; phương thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan khác đóng trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nội dung quản lý Nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước có liên quan đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Do vậy, cần phải xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để quy định cụ thể các nội dung còn chưa được quy định nêu trên.

3. Xây dựng một mô hình phát triển mới với cơ chế, chính sách có tính đột phá để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư và đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phát triển chậm lại; năng lực cạnh tranh thấp; việc khai thác các tiềm năng, lợi thế tự nhiên và nguồn lực của đất nước đã dần tới hạn; môi trường đầu tư của Việt Nam đang mất dần tính hấp dẫn do bị cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã phát triển thành công nhiều mô hình như: “đặc khu kinh tế”“đặc khu hành chính”“thành phố tự do”“thành phố công nghiệp – công nghệ cao thông minh”… với cơ chế, chính sách mở, thông thoáng và ưu đãi hơn từ năm 1942. Các mô hình này đã trở thành khu vực phát triển có sức lan tỏa, tạo động lực cho cả nền kinh tế phát triển.

Do vậy, việc xây dựng mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở nước ta với các cơ chế, chính sách về hành chính và kinh tế đột phá, cạnh tranh quốc tế, tạo mô hình động lực phát triển mới, có tác động lan tỏa tích cực ra các vùng và cả nước là hết sức cần thiết và cấp bách.

Dự án khác