• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

XÃ PỜ Y, RA MẮT LỚP TRUYỀN DẠY CỒNG CHIÊNG, MÚA XOANG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC BRÂU

(poy.ngochoi.kontum.gov.vn): ngày 26/8/2023, Ban chỉ đại hè xã Pờ Y, phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã,  ra mắt lớp truyền dạy cồng chiêng múa xoang giữ gìn bản sắc văn hóa người đồng bào dân tộc Brâu tại thôn Đăk Mế xã Pờ Y.

Lớp truyền dạy cồng chiêng múa xoang giữ gìn bản sắc văn hóa người đồng bào dân tộc Brâu, được xây dựng, triển khai thực hiện tại thôn Thôn Đăk Mế, với nhiệm vụ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Lớp truyền dạy cồng chiêng múa xoang với số lượng thành viên 23 học viên. Đó là những em học sinh có độ tuổi từ 12 đến 17 là những người con của dân tộc Brâu, các buổi học, tập luyện được diễn ra thường xuyên vào các buổi tối trong thời gian hè, tại nhà Rông của thôn dưới sự chỉ dẫn của các nghệ nhân trong thôn như nghệ nhân A Mưu, nghệ nhân Nàng San... Các học viên tham gia học tập rất tích cực với tinh thần yêu văn hóa dân tộc, tự nguyện, tự giác tham gia và mong muốn giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc mình.

Đồng chí Võ Thị Thu Hà, phó chủ tịch UBND xã cùng với các học viên

 
 

Thôn Đăk Mế xã Pờ Y, nằm trên trục Quốc lộ 40, cách trung tâm huyện Kon Plông khoảng hơn 10 km. dân số trên địa bàn thôn phần lớn là đồng bào dân tộc Brâu. Đời sống của người dân chủ yếu là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn thôn cơ bản ổn định, nhân dân trong thôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tập trung lao động sản xuất phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các học viên đội múa xoang

Hiện nay, trên địa bàn thôn các lễ hội văn hóa truyền thống như: Văn hóa cồng chiêng, Lễ ăn lúa mới... của bà con dần bị mai một, nhiều người dân tộc Brâu không còn biết các nghi lễ truyền thống. Việc tập hợp đủ người đánh chiêng cũng không dễ dàng như xưa. Với lớp trẻ, nhiều bài hát cồng chiêng trở nên nhàm chán, đơn điệu, khó hiểu mà chạy theo văn hóa pha trộn. Nhiều gia đình mang bán những bộ cồng chiêng quý để lấy vốn sản xuất và giải quyết đời sống khó khăn.

Toàn cảnh buổi ra mắt lớp cồng chiêng múa xoang

Thực tế trên cho thấy, việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống cồng chiêng của người đồng bào dân tộc thiểu số Brâu là một việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời kỳ đất nước mở cửa và hội nhập như hiện nay, và UNESCO đã công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là "Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại". Đây là niềm tự hào không chỉ của riêng vùng đất Tây Nguyên mà còn là niềm tự hào của nền văn hóa Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện để gìn giữ vốn văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 

 


Tác giả: UBND xã Pờ Y
Nguồn:http//poy.ngochoi.kontum.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Giới thiệu chung

Giới thiệu chung

TUYÊN TRUYỀN DỊCH VỤ CÔNG
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Tháng trước : 881
Năm 2024 : 4.219
LIÊN KẾT